Bối cảnh Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam

Ông Trịnh Xuân Thanh chức vụ cuối cùng là Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp - thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Ông đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV và trở thành người trúng cử với số phiếu được bầu chọn cao nhất tại Hậu Giang.[8] nhưng không được công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội. Ngày 6 tháng 9 ông xin ra khỏi Đảng[9] trước khi bị khai trừ khỏi Đảng hai ngày sau đó [10]. Ông cũng đã trốn khỏi Việt Nam trước khi bị truy nã vào ngày 16 tháng 9 trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (Tổng công ty PVC). nơi mà ông Thanh từng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Theo báo "The Guardian" ông Thanh có giấy du hành của nhân viên ngoại giao và đã trốn qua đường Lào, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ để tới Đức. Báo TAZ lấy tin từ luật sư của ông Thanh, viết là, hai vợ chồng ông Thanh đã xin giấy phép lưu trú tại Đức, nhưng chỉ có vợ ông được chấp thuận, còn Trịnh Xuân Thanh thì bị từ chối, vì ông đang bị Hà Nội truy tìm. Đến tháng 6 năm 2017, ông Thanh làm đơn xin tị nạn chính trị. Cả vợ và hai con ông cũng ở Berlin.[11][12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40790917 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40816890 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40893673 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43393346 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43888056 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43949432 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43963258 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43963265 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43994004 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44027113